PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH MIỆN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG PHONG
Video hướng dẫn Đăng nhập

Nội dung CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG

Hình thức: Học tập trung

Thời gian: Ngày 22/9/2018

Thời lượng: 4 tiết

I- KHÁI QUÁT CHUNG

 1. Khái niệm: Theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của một chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ đối tượng hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra. Công tác  truyền thông, là hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những tinh hoa văn hóa của dân tộc… làm cho chúng trở thành nhân tố giữ vai trò thống trị xã hội trong đời sống tinh thần của xã hội; trên cơ sở đó cổ vũ, động viên tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

 Hiểu một cách cụ thể: Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì  người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.
       Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Các hành động được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình.

2. Vai trò của  tuyền thông:

Là bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng. Trong điều kiện bùng nổ thông tin, công tác truyền thông càng trở nên quan trọng để định hướng thông tin, làm cho cán bộ, đảng viên, quần chúng tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ, đúng đắn. Vai trò quan trọng của công tác  truyền thông  là nâng cao nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên và quần chúng; động viên mọi người thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ. - Là công cụ để định hướng tư tưởng, hướng dẫn suy nghĩ và hành động của toàn xã hội. - Góp phần quan trọng để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. - Góp phần tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, tập thể với cá nhân, tăng cường sự đồng thuận trong xã hội.

3. Sức mạnh của truyền thông là gì?

Truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn, nó lan tỏa vô cùng mạnh, ngành truyền thông có thể ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống con người. Truyền thông là phương tiện gắn kết toàn bộ con người trên thế giới lại với nhau.

Truyền thông ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với nhà nước. Nhờ có truyền thông mà nhà nước có thể đưa ra các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp tiếp cận đến người dân một cách nhanh nhất.

Truyền thông ngoài phục vụ con người, truyền thông còn góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá thương  hiệu thu hút người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Truyền thông là công cụ khá là hiệu quả để các nhà trường xây dựng thương hiệu,tạo niềm tin trong nhân dân và đặc biệt là phụ huynh học sinh. Là cầu nối một cách tự nhiên giữa nhà trường và cộng đồng

4. Phương tiện truyền thông phổ biến hiện tại.

Có rất nhiều phương thức truyền thông, Truyền hình, radio, báo trí, trang web, online…..Internet đứng đầu ở phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội như: youtube, facebook, Twitter… Sóng truyền hình cũng là phương tiện truyền thông tuyệt vời, báo chí cũng là phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó còn có rất nhiều phương tiện truyền thông nữa như là: sách, báo, băng đĩa, quảng cáo…

5. Những yếu tố cơ bản của Truyền thông là gì?

Nguồn là đem lại thông tin tiềm năng và bắt đầu quá trình truyền thông.

Thông điệp là thông điệp từ nhà truyền thông muốn gửi đến người tiếp nhận thông tin.

Kênh truyền thông là con đường chuyển tải thông tin dữ liệu đến người tiếp nhận thông tin.

Người tiếp nhận là một cá nhân hoặc tập thể tiếp nhận thông tin.

 

II- NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN CHUẦN BỊ CHO CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG.

  1. Xác định mục tiêu của buổi truyền thông:

Viết về cái gì? Viết cho ai?

Viết để làm gì?

 Viết như thế nào?

2. Chuẩn bị những phương tiện hỗ trợ :

• Có dùng tranh ảnh để minh hoạ không? Đó là những tranh ảnh nào? Đưa ra vào lúc nào?Có cần dùng thiết bị hiện đại không?... (ví dụ: máy chiếu overhead, máy chiếu phim slide, máy chiếu LCD để trình bày các chương trình soạn trên máy vi tính) •

  1. Thời gian tiến hành ( Viết - đăng bài)

 

III- CÁCH VIẾT TIN BÀI

Mục tiêu

  1. Thế nào là tin, bài
  2. Kỹ năng viết, biên tập tin bài;
  3. Kỹ năng đặt tiêu đề, tít cho tin, bài
  1. Khái niệm về tin

Tin là thể loại cơ bản, xung kích nhất trong các thể loại báo chí.

Tin tức phản ánh những cái mới (cụ thể, đang xảy ra, sắp xảy ra mà nhiều người muốn biết), tin phản ánh những sự kiện, sự việc có thật, tiêu biểu, có quan hệ và có ý nghĩa với nhiều người ( tính điển hình ). Đáp ứng những câu hỏi bức xúc của quần chúng về những cái mới xảy ra, để biết và có những hành động đúng đắn...

  • Tin chỉ phản ánh những sự kiện cụ thể, xảy ra ở địa điểm, không gian cụ thể, có ý nghĩa cụ thể theo quan điểm nhất định. Đó là những sự kiện có thật, mới vừa xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra...
  • Tin không phản ánh về những vấn đề của đời sống
  1. Tóm lại, Tin là thể loại báo chí cơ bản, ngắn gọn nhất, cô đúc nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được thể hiện bằng chữ, bằng lời, bằng hình ảnh để phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra có tầm quan trọng đối với xã hội, nhằm thúc đẩy và cải tạo xã hội.
  2. 2. Đặc điểm của tin
  • Một tác phẩm báo chí - dù chỉ là một tin vắn vài chục chữ hay một bài phóng sự dài tới hơn một nghìn chữ, mục đích cuối cùng cũng phải nhằm trả lời được những câu hỏi cơ bản có liên quan đến những con người, sự việc, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh... mà người viết muốn thông tin. Đó là Công thức 6W + H:
  • What?  ( Chuyện gì xảy ra?)
  • Where? ( Xảy ra ở đâu?)
  • When? ( Xảy ra khi nào?)
  • Who?  ( Ai liên quan?)
  • With?(Cùng với những ai?)
  • Why? ( Tại sao chuyện đó xảy ra?)
  • How? ( Chuyện xảy ra như thế nào?) kết quả cuối cùng ra sao?

                                                                 + Nhanh chóng, kịp thời

*Ba đặc điểm của tin tức                         +  Ngắn gọn, cô đọng.

                                                                 +  Phản ánh cái mới

3. Kỹ năng viết tin

  1. Yêu cầu chung:

 Câu hỏi thường trực của người viết tin là:

  •  Viết cho ai?
  • Viết về sự việc, sự kiện gì?
  • Xảy ra ở đâu?
  • Xảy ra khi nào?
  • Xảy ra như thế nào?
  •  Tại sao nó lại xảy ra?
  • Kết quả của sự việc, sự kiện đó ra sao?
  • Một tin đơn giản nhất cũng phải trả lời được các câu hỏi:

Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?Ai?

  • Đặt đầu đề cho tin
  • Do Tin phản ánh những sự kiện mới nên đầu đề của Tin cũng trực tiếp tham gia thông tin và phải gắn liền với sự kiện mới đó. Đầu đề của Tin phải trực tiếp phản ánh nội dung. Do đó, yêu cầu chung của đầu đề tác phẩm Tin là phải chứ đựng những thông tin cốt lõi nhất.
  •  Thông thường, người ta hay chọn một chi tiết hoặc số liệu nổi bật nhất, quan trọng nhất, hấp dẫn nhất để làm đầu đề cho Tin.
  •  Câu mở đầu của tin

     Câu mở đầu của Tin phải chứa đựng được thông điệp cốt lõi, chủ yếu nhất. Nó là sự nhắc lại và bổ sung hoàn chỉnh cái quan trọng nhất mà tít đã thông báo.

  1. Đặc điểm về bài phản ánh
  • Đó là là những dạng bài thông tin phản ánh đáp ứng các tiêu chí cơ bản của một tác phẩm báo chí là: tính xác thực, tính thời sự và tính định hướng trực tiếp.
  • Thường được dùng để thông tin, phản ánh về những vấn đề, sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh, tình huống... ở cấp độ trung bình, vừa phải.
  • Đặc điểm của bài phản ánh

Một đặc điểm cơ bản của tác phẩm báo chí là phản ánh đời sống thông qua những câu hỏi cơ bản. Đó là những câu hỏi làm sáng tỏ sự kiện từ những góc độ khác nhau. Một bài phản ánh cũng phải trả lời được những câu hỏi này.

  1. 4. Nội Dung bài phản ánh
  • Phải đảm bảo tính thời sự, tính xác thực và tính định hướng trực tiếp của những thông tin mà nó phản ánh.
  • +Yêu cầu về tính thời sự  đòi hỏi một Bài phản ánh phải thông tin kịp thời về những cái mới. Đó là những sự việc, sự kiện, con người, hoàn cảnh, tình huống...vừa mới xảy ra, đang xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra. Nó có nhiệm vụ cung cấp cho công chúng thông tin về những sự thật nóng bỏng của đời sống.
  • +Yêu cầu về tính xác thực đòi hỏi Bài phản ánh phải phản ánh sự thật một cách chính xác, có địa điểm, có nhân chứng và thời gian, không gian cụ thể. Tuyệt đối không được bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tuỳ tiện trong quá trình thông tin về sự thật.
  • +Yêu cầu về tính định hướng trực tiếp

5. Hình thức phản ánh

+Một là sự ngắn gọn: một tác phẩm trung bình thuộc dạng này chỉ dao động trong khoảng từ vài ba trăm đến dưới khoảng năm, sáu trăm chữ.

   +Hai là kết cấu gắn liền với sự thật: mỗi Bài phản ánh - căn cứ vào tính chất, mức độ, tầm quan trọng của sự thật và căn cứ vào ý đồ phản ánh của tác giả để hình thành một kết cấu riêng, một dáng vẻ riêng.

+Ba là ngôn ngữ gần với đời sống

- Tóm lại, có thể coi sự xác thực và tính thời sự của nội dung cùng với sự mềm dẻo sinh động của hình thức là những đặc điểm chung của Bài phản ánh.

  1. 6. Các dạng bài phản ánh
  • +Bài phản ánh về sự kiện, sự việc.
  • +Bài phản ánh về quang cảnh, hiện trạng.
  • +Bài phản ánh về tình huống, vấn đề.
  • +Bài phản ánh về người thật việc thật.
  • +Bài phản ánh về suy nghĩ, cảm xúc.
  1. Bài phản ánh  sự kiện, sự việc 
  • - Trong dạng bài này, các sự việc, sự kiện làm nên nội dung chủ yếu của tác phẩm. Trong đó, những câu hỏi như: Chuyện đã xảy ra"? Xảy ra như thế nào?, Vì sao nó xảy ra?, Diễn biến và hậu quả? v.v... thường được trả lời một cách đầy đủ (tuy không phải lúc nào cũng tuân theo một trình tự ổn định như thế).
  • - Cần chú ý rằng sự kiện, sự việc gồm hai loại: tích cực tiêu cực: Sự kiện, sự việc tích cực thể hiện xu hướng vận động phát triển tích cực của đời sống. Sự kiện, sự việc tiêu cực thì trái lại. Bài phản ánh có thể tiếp cận với cả hai loại sự kiện nêu trên và căn cứ vào tính chất của sự kiện đó để có hình thức thể hiện  hợp lý.
  • Tình trạng trường lớp, bàn ghế xuống cấp,....
  • Tổ chức sinh hoạt tập thể nhân ngày lễ lớn (khai giảng, 20/11,....)
  1. Bài phản ánh về quang cảnh, hiện trạng:
  • Một bài phản ánh có thể đề cập tới những quang cảnh, hiện trạng tiêu biểu trong đời sống. Tất nhiên đó phải là những quang cảnh, hiện trạng chứa đựng những vấn đề đáng quan tâm.
  • VD: Tuyên truyền về an toàn giao thông học đường,...
  • Các buổi sinh hoạt đội, đoàn, chuyên môn,....
  1. Bài phản ánh về người thật, việc thật
  • - Phản ánh cả hai loại chân dung tiêu biểu cho hai thái cực: tốt và xấu.
  • - Dạng bài này thường có kết cấu không ổn định. Trong đó, tác giả cũng có thể xuất hiện trực tiếp với những suy nghĩ, những kiến nghị, giải pháp nhưng chưa đạt tới bản sắc như một một nhân vật trần thuật.
  • VD: gương học sinh nghèo vượt khó học giỏi, thầy giáo dạy tốt,...
  1. 7. Kỹ năng viết bài phản ánh
  • Lựa chọn đúng vấn đề, sự kiện
  • Lựa chọn cách thể hiện thích hợp
  1. 8. Cách thể hiện bài phản ánh

Có ba cách thể hiện bài phản ánh.

  • +Một là theo trục thời gian từ quá khứ đến hiện tại: Đây là cách thể hiện truyền thống. Ưu điểm của nó là công chúng dễ hiểu, dễ theo dõi.
  • + Hai là bắt đầu từ hiện tại, sau đó quay lại quá khứ theo kiểu một cuốn phim chiếu ngược. Ưu điểm cơ bản của cách này là có thể đưa ngay kết qủa hoặc những chi tiết quan trọng lên đầu bài viết, tạo ra sự hấp dẫn đối công chúng.
  • + Ba là kết hợp cả hai cách nêu trên theo lối kết cấu: hiện tại - quá khứ - hiện tại, ưu điểm của cả hai dạng kết cấu trước, những bài viết theo cách này thường hấp dẫn, chặt chẽ).
  • Chú ý: Không có một quy định cụ thể nào cho các dạng bài báo.
  • Ngụyên tắc chủ yếu ở đây là nội dung nào, hình thức ấy. Lối viết với văn phong đơn giản, trực tiếp,  ngôn ngữ dản dị, dễ hiểu, gần gũi với ngôn ngữ của đời sống hàng ngày là sự lựa chọn đúng đắn nhất đối với tác phẩm báo chí và những dạng Bài phản  ánh nói riêng. 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sáng ngày 25 /01/2024, các em học sinh trường TH Hồng Phong tham gia sân chơi "Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp Huyện" năm học 2023 - 2024 ... Cập nhật lúc : 15 giờ 8 phút - Ngày 25 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Đồng chí Đào Văn Tuân - Giáo viên trường TH Hồng Phong xuất sắc đạt danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học huyện Thanh Miện" năm học 2023-2024. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 58 phút - Ngày 25 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng ngày 11/01/2024 học sinh trường TH Hồng Phong tham gia thi Violympic cấp trường ... Cập nhật lúc : 14 giờ 30 phút - Ngày 15 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Nhằm phát huy sự sáng tạo của giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về việc làm đồ dùng dạy học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương ... Cập nhật lúc : 7 giờ 32 phút - Ngày 2 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Liên đội trường Tiểu học Hồng Phong tổ chức dâng hương , thăm viếng, lao động vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ xã Hồng Phong nhân kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày ... Cập nhật lúc : 7 giờ 25 phút - Ngày 25 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Các em học sinh Trường TH Hồng Phong tham gia sân chơi "Trạng Nguyên Tiếng Việt" cấp trường năm học 2023- 2024 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 17 phút - Ngày 21 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 18 tháng 12 năm 2023 Trường TH Hồng Phong thực hiện thành công buổi “SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018”. Về chỉ đạo buổi si ... Cập nhật lúc : 7 giờ 56 phút - Ngày 21 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Giới thiệu sách tháng 12 - Tìm hiểu Lịch sử, ý nghĩa ngày 22/12 Trong buổi giới thiệu thiệu sách tháng 12 này, cô muốn nói đến một ngày kỉ niệm đặc biệt - Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam 22 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 11 phút - Ngày 14 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Trường TH Hồng Phong đón nhận 114 chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong chương trình “Giữ trọn ước mơ” của nhà tài trợ Công ty Honda Việt Nam. ... Cập nhật lúc : 7 giờ 37 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG TH HỒNG PHONG TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 37 phút - Ngày 21 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề kiểm tra giữahọc kì I: HSKT
Đề kiểm tra cuối học kì I
30 đề học sinh giỏi lớp 2
đề học sinh giỏi lớp 2 trường TH
đề kiểm tra cuối kì lớp 3
15 đề học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 3
10 đề ôn luyện Toán lớp 3
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTC - HDTT - YTTH
Thông báo hiến máu năm 2023
Công văn bảo đảm an toàn giao thông
Tổ chức hướng ứng tuần lễ học tập suốt đời
Giấy triệu tập triển khai các khoản thu không dùng tiền mặt
Quyết định bổ sung kinh phí trường TH Hồng Phong
Công văn thu đóng góp đầu năm
Lịch tổ chức các cuộc thi, hội thi năm học 2023 - 2024
Báo cáo công khai năm học 2023 - 2024
Chuyên đề tổ chức dạy học môn Giáo dục thể chất cấp tiểu học theo chiến lược 6C - Chương trình GDPT 2018 của Trường Tiểu học Hồng Phong
Chuyên đề áp dụng kỹ thuật dạy học sơ đồ tư duy trong việc dạy viết đoạn văn miêu tả tiếng việt 3 chương trình GDPT 2018
Chuyên đề chuyển đổi số trong quản lý hồ sơ trường tiểu học
CV 502 V/v Quản lý, sử dụng SGK, STK trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Tỉnh
CV 13 V/v Quản lý, sử dụng SGK, STK trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Huyện
CV 504 Hướng dẫn đánh giá thư viện cơ sở giáo dục của Sở GD & ĐT
123456